Người được bảo hiểm là gì ? Cách xác định đối tượng bảo hiểm
21/03/2024 21:37:37
Người được bảo hiểm hay đối tượng bảo hiểm là một thuật ngữ rộng và được áp dụng trong nhiều loại hình bảo hiểm khác nhau. Vậy, người được bảo hiểm là gì? Ngay sau đây, các bạn hãy cùng Baohiemmy đi vào tìm hiểu chi tiết về “Người được bảo hiểm” trong hợp đồng bảo hiểm nhé.
Người được bảo hiểm là gì?
Khoản 25 Điều 4 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022 đã định nghĩa về người được bảo hiểm như sau: “Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, sức khỏe, tính mạng, nghĩa vụ hoặc lợi ích kinh tế được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.” Ngoài ra, người được bảo hiểm có thể là người thụ hưởng.
Xem thêm: Số tiền bảo hiểm là gì? Phí bảo hiểm là gì? Các thuật ngữ cần lưu ý
Cách xác định đối tượng bảo hiểm
Người được bảo hiểm trong bảo hiểm nhân thọ
Đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm nhân thọ là con người và tất cả những gì liên quan tới con người như: Sức khỏe, tính mạng, thân thể… (Căn cứ theo Điều 33 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022)
Đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm nhân thọ rất đa dạng nhưng có 3 nhóm đối tượng được ưu tiên là người được bảo hiểm trong hợp đồng:
Người trụ cột kinh tế gia đình: Đây là nhóm đối tượng tạo ra thu nhập cho gia đình nên họ có nguy cơ gặp rủi ro nhiều hơn các thành viên khác. Nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra với người trụ cột về sức khỏe hay tính mạng thì nguồn thu nhập của gia đình sẽ gặp khó khăn.
Trẻ nhỏ: Trẻ nhỏ là nhóm đối tượng thứ 2 được ưu tiên bởi trẻ nhỏ rất phụ thuộc và cần sự quan tâm, chăm sóc của gia đình. Do đó, nhiều gia đình đã lựa chọn mua bảo hiểm cho trẻ nhỏ như một món quà tương lai, giúp đảm bảo con đường phát triển của con được trọn vẹn.
Người cao tuổi: Đây là nhóm người có nguy cơ đối với các rủi ro về sức khỏe, tính mạng nhất nên được xếp vào nhóm ưu tiên thứ 3. Với những người cao tuổi sức yếu, không có nhiều tiền tiết kiệm hay lương hưu thì bảo hiểm có thể giúp họ sống an nhàn hoặc có thể tự trả các chi phí mà không phải phụ thuộc vào con cái.
Đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản
Đối tượng được bảo hiểm của bảo hiểm tài sản là các tài sản bao gồm: Vật có thực, tiền, giấy tờ có giá trị, các quyền tài sản. Đây là loại hình bảo hiểm thuộc bảo hiểm phi nhân thọ và là loại hình bảo hiểm cho tài sản và vật chất.
Xem thêm: Sự kiện bảo hiểm là gì ? Những điều cần lưu ý về sự kiện bảo hiểm
Người được bảo hiểm trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Điều 57 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022 đã định nghĩa về đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự như sau: “Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm là trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, đối tượng bảo hiểm của loại hình này là trách nhiệm của bên mua bảo hiểm đối với người thứ 3 khi phát sinh sự kiện bảo hiểm.
Quyền lợi và nghĩa vụ của người được bảo hiểm
Quyền lợi của đối tượng bảo hiểm
Người được bảo hiểm là bên mua bảo hiểm, do đó, người được bảo hiểm có những quyền sau trong hợp đồng bảo hiểm:
- Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp để giao kết hợp đồng bảo hiểm.
- Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp bản yêu cầu bảo hiểm, bảng câu hỏi liên quan đến rủi ro được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm và giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm.
- Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm.
- Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp cấp hóa đơn thu phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và quy định của pháp luật có liên quan.
- Hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
- Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm cho người thụ hưởng theo quy định của pháp luật.
- Thay đổi hình thức, thời gian đóng phí, tham gia thêm/hủy bỏ các sản phẩm bảo hiểm bổ sung, chuyển đổi quyền lợi cơ bản – nâng cao và các quyền khác (nếu có) theo từng sản phẩm bảo hiểm cụ thể.
Nghĩa vụ của người được bảo hiểm
Ngoài những quyền lợi mà đối tượng bảo hiểm có, họ còn phải có những nghĩa vụ với hợp đồng bảo hiểm như sau:
- Kê khai đầy đủ, trung thực mọi thông tin có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm.
- Nắm rõ các điều khoản, quyền lợi và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng và các nội dung khác đi kèm.
- Đóng đầy đủ phí bảo hiểm đầy đủ theo đúng hạn
- Thông báo cho công ty bảo hiểm về những trường hợp có thể làm tăng/giảm rủi ro hay làm phát sinh thêm trách nhiệm của công ty bảo hiểm, trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực và đang diễn ra.
- Thông báo cho công ty bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm thuộc phạm vi bảo hiểm và phối hợp với công ty trong quá trìnhgiám định tổn thất;
- Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Một số lưu ý đối với người được bảo hiểm cần lưu ý
Phải trực tiếp ký giấy tờ hồ sơ bảo hiểm
Trước khi công ty bảo hiểm tạo hồ sơ bảo hiểm của bạn, bạn nên là người trực tiếp các loại giấy tờ này. Trong trường hợp không thể trực tiếp ký, các bạn có thể ủy quyền người ký thay theo quy định của pháp luật. Nếu người ký thay không có giấy ủy quyền,, hợp đồng bảo hiểm có thể bị vô hiệu và đối tượng bảo hiểm sẽ không được nhận bất cứ quyền lợi hay bồi thường nào.
Xem thêm: Bảo hiểm là gì? Hiểu đúng đủ và các loại bảo hiểm
Không nên tự do thay đổi người được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm
Các bạn không nên tự do, tùy ý thay đổi đối tượng bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm bởi việc này có thể làm ảnh hưởng tới quyền lợi của người được bảo hiểm, ảnh hưởng tới trách nhiệm của bên mua bảo hiểm và ảnh hưởng tới điều khoản hợp đồng. Ngoài ra, việc thay đổi đối tượng bảo hiểm cũng khá phức tạp, gây mất thời gian và chi phí.
Người bảo hiểm hiểm phải cung cấp thông tin minh bạch, chính xác
Nếu người được bảo hiểm cố ý hay vô tình cung cấp thông tin sai lệch về sự kiện bảo hiểm để được bồi thường thì nếu phát hiện, công ty bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện nghĩa vụ hợp đồng và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ (Quy định tại Khoản 2, Điều 22, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022).
Ngoài ra, khi có sự thay đổi về bất kì thông tin cá nhân gì, người được bảo hiểm cần thông báo kịp thời cho công ty bảo hiểm để bên bảo hiểm hoàn thiện hồ sơ, hợp đồng sao cho phù hợp.
Các trường hợp công ty bảo hiểm không phải bồi thường cho người được bảo hiểm
Công ty bảo hiểm có quyền không chi trả, bồi thường cho người được bảo hiểm trong các trường hợp sau:
- Người được bảo hiểm tử vong do tự tử trong thời hạn 02 năm kể từ ngày đóng phí bảo hiểm lần đầu hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực.
- Người được bảo hiểm chết do lỗi chủ quan, cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc do lỗi cố ý, chủ quan của người thụ hưởng (Trừ trường hợp theo quy định pháp luật)
- Người được bảo hiểm bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố tình của chính bản thân người được bảo hiểm hoặc bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
- Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình.
Tổng kết
Như vậy, qua bài viết trên, Baohiemmy đã cung cấp giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Người được bảo hiểm, hay đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm nói chung.
Baohiemmy chúng tôi là đối tác của các Công ty Bảo hiểm hàng đầu Thế giới và Việt Nam, đem tới cho các bạn các sản phẩm bảo hiểm tốt nhất và phù hợp nhất với nhu cầu của bạn.
Các bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0582244567 hoặc Email: cskh.liberty@gmail.com để được tư vấn và thiết kế sản phẩm bảo hiểm tối ưu nhất cùng với chi phí tiết kiệm nhất nhé.