Doanh nghiệp bảo hiểm là gì? Quyền lợi và nghĩa vụ của họ là gì?

28/03/2024 19:09:36

Chúng ta đều biết doanh nghiệp bảo hiểm là các tổ chức cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm dưới hình thức chuyển đổi rủi ro cho bên bán bảo hiểm và bên mua phải đóng phí bảo hiểm cho họ. Vậy, doanh nghiệp bảo hiểm thực chất là gì ? Họ hoạt động trong những lĩnh vực nào, quyền lợi và nghĩa vụ của họ ra sao đối với người tham gia bảo hiểm và pháp luật ? Các bạn hãy cùng Baohiemmy đi vào tìm hiểu ở trong bài viết này nhé

Doanh nghiệp bảo hiểm là gì?

Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm và các tổ chức liên quan cung cấp dịch vụ bảo hiểm, chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm hỗ trợ bồi thường, chi trả số tiền bảo hiểm cho bên mua khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Theo Khoản 17 Điều 4 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022, Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểmnhượng tái bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe.

Xem thêm: Hợp đồng bảo hiểm là gì? Có bao nhiêu loại hợp đồng bảo hiểm?

Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bao gồm:

  • Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểmnhượng tái bảo hiểm;
  • Quản lý các quỹ và đầu tư vốn từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm;
  • Cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;
  • Hoạt động khác liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Đây là các tổ chức cung cấp loại hình dịch vụ đặc biệt, hoạt động kinh doanh trên rủi ro đời sống thường ngày. Hoạt động kinh doanh này có phần khác biệt so với các hình thức kinh doanh khác là: Bảo hiểm là hình thức kinh doanh đảo ngược với sản phẩm là các loại bảo hiểm được bán ra trước, phát sinh doanh thu rồi sau đó mới phát sinh chi phí.

Vai trò quan trọng nhất của mọi doanh nghiệp bảo hiểm đó là các tổ chức này cung cấp sự bảo bảo vệ, sự an tâm cho mọi người, góp phần làm giảm thiểu những hậu quả tài chính mà những rủi ro bất ngờ trong đời sống thường ngày để lại. Nhờ vào các khoản tiền bảo hiểm, bồi thường được các doanh nghiệp bảo hiểm chi trả cho người tham gia bảo hiểm trong các cuộc khủng hoảng tài chính mà bên mua bảo hiểm được giảm thiểu rủi ro tài chính, cảm thấy an tâm và thoải mái hơn khi biết rằng mình luôn được hỗ trợ và bảo vệ trong mọi sự kiện bảo hiểm.

Quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm

Các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có các quyền sau đây: (Khoản 1 Điều 20 LKDBH 2022)

a) Thu phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm;

b) Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực mọi thông tin có liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm;

c) Hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 2 Điều 22 hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm quy định tại Điều 26 của Luật này;

d) Từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm;

đ) Yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

e) Yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đã bồi thường cho người được bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản; lợi ích kinh tế hoặc nghĩa vụ thực hiện hợp đồng hoặc nghĩa vụ theo pháp luật; trách nhiệm dân sự do người thứ ba gây ra;

g) Quyền khác theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm

Các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có các nghĩa vụ sau đây: (Khoản 2 Điều 20 LKDBH 2022)

a) Cung cấp cho bên mua bảo hiểm bản yêu cầu bảo hiểmbảng câu hỏi liên quan đến rủi ro được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm;

b) Giải thích rõ ràng, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm về quyền lợi bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểmquyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;

c) Cung cấp cho bên mua bảo hiểm bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm quy định tại Điều 18 của Luật này;

d) Cấp hóa đơn thu phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và quy định của pháp luật có liên quan;

đ) Bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

e) Giải thích bằng văn bản lý do từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm;

g) Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

h) Lưu trữ hồ sơ hợp đồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật;

i) Bảo mật thông tin do bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được sự đồng ý của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm;

k) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo hiểm

Để thành lập một doanh nghiệp bảo hiểm, hay chi nhánh bảo hiểm thì tổ chức đó sẽ phải đáp ứng đầy đủ các quy định sau của pháp luật (Điều 64 LKDBH 2022):

1. Điều kiện về cổ đông, thành viên góp vốn thành lập:

a) Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

b) Tổ chức có tư cách pháp nhân, đang hoạt động hợp pháp; trường hợp tham gia góp từ 10% vốn điều lệ trở lên thì phải kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và đáp ứng các điều kiện về tài chính theo quy định của Chính phủ;

c) Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm đã được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm mới phải kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của Luật này.

2. Điều kiện về vốn:

a) Vốn điều lệ được góp bằng Đồng Việt Nam và không thấp hơn mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ;

b) Cổ đông, thành viên góp vốn thành lập không được sử dụng vốn vay, nguồn vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn.

3. Điều kiện về nhân sự: có Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật, Chuyên gia tính toán dự kiến đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn về năng lực quản lý, kinh nghiệm và chuyên môn nghiệp vụ quy định tại Điều 81 của Luật này.

4. Có hình thức tổ chức hoạt động theo quy định của Luật này và có dự thảo điều lệ phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp.

Trên đây chỉ là những yêu cầu đầu tiên để có thể thành lập một doanh nghiệp bảo hiểm. Ngoài ra, các tổ chức cần phải đáp ứng các yêu cầu khác được quy định tại điều 64, 65 LKDBH 2022 để có thể thành lập công ty bảo hiểm 1 cách hoàn chỉnh và tuân thủ theo quy định pháp luật.

Kết luận

Như vậy, ở bài viết trên, Baohiemmy đã cùng các bạn đi vào tìm hiểu về Doanh nghiệp bảo hiểm là gì ? Doanh nghiệp bảo hiểm có những vai trò gì, quyền lợi và nghĩa vụ gì ? Cũng như là các yêu cầu để có thể thành lập doanh nghiệp bảo hiểm.

Baohiemmy chúng tôi là đối tác của các Công ty Bảo hiểm hàng đầu Thế giới và Việt Nam, đem tới cho các bạn các sản phẩm bảo hiểm tốt nhất và phù hợp nhất với nhu cầu của bạn.

Các bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0582244567 hoặc Email: cskh.liberty@gmail.com để được tư vấn và thiết kế sản phẩm bảo hiểm tối ưu nhất cùng với chi phí tiết kiệm nhất nhé.