Bảo hiểm xã hội là gì? Các chế độ và quyền lợi của bảo hiểm xã hội

10/04/2024 22:15:46

Bảo hiểm xã hội là một loại hình bảo hiểm rất phổ biến đối với người lao động tại Việt Nam. Hầu hết tất cả người dân khi tham gia thị trường lao động đều phải tham gia loại hình này để có sự đảm bảo về cuộc sống sau này. Vậy, bảo hiểm xã hội là gì ? Bảo hiểm xã hội có bao nhiêu chế độ và quyền lợi ra sao ? Các bạn hãy cùng Baohiemmy đi vào tìm hiểu chi tiết ở bài viết này nhé.

Khái niệm bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm xã hội là một chính sách an sinh xã hội quan trọng của Nhà nước và Chính phủ Việt Nam ban hành mang tính nhân văn cao để đảm bảo sự ổn định đời sống cho người lao động và gia đình khi gặp rủi ro. Do vậy, người lao động cần tham gia bảo hiểm xã hội để được hưởng các quyền lợi theo quy định.

Xem thêm: Bảo hiểm xã hội tiếng anh là gì? 50+ thuật ngữ tiếng anh trong BHXH

Mục đích, ý nghĩa của bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội được sinh ra không phải mang mục đích lợi nhuận kinh tế, mà nó được sinh ra bảo đảm thu nhập cho người tham gia khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, bệnh tật, tai nạn lao động, thai sản, hết tuổi lao động hoặc chết và góp phần thực hiện công bằng xã hội, giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội cho người dân. Hơn thế, bảo hiểm xã hội còn mang ý nghĩa rất to lớn trong nền kinh tế – xã hội Việt Nam:

  • Bảo hiểm xã hội là một chính sách an sinh xã hội quan trọng, góp phần đảm bảo cuộc sống cho người lao động và gia đình khi gặp rủi ro.
  • Bảo hiểm xã hội giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho người lao động và gia đình khi họ gặp rủi ro.
  • Bảo hiểm xã hội góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động và gia đình.
  • Bảo hiểm xã hội góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

Chúng ta có thể nói tới một số những quyền lợi cơ bản của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội như sau:

  • Khi người lao động bị ốm đau, bệnh tật, bảo hiểm xã hội sẽ chi trả chi phí khám chữa bệnh và trợ cấp ốm đau. Điều này giúp người lao động có điều kiện để điều trị bệnh tật và sớm trở lại làm việc.
  • Khi người lao động bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội sẽ chi trả chi phí khám chữa bệnh, phục hồi chức năng và trợ cấp mất sức lao động. Điều này giúp người lao động có điều kiện để phục hồi sức khỏe và có thu nhập để trang trải cuộc sống.
  • Khi người lao động hết tuổi lao động, bảo hiểm xã hội sẽ chi trả lương hưu hàng tháng. Điều này giúp người lao động có thu nhập để trang trải cuộc sống sau khi nghỉ hưu.
  • Khi người lao động tử vong, bảo hiểm xã hội sẽ chi trả trợ cấp tử tuất cho thân nhân của họ. Điều này giúp thân nhân của người lao động có điều kiện để trang trải chi phí tang lễ và cuộc sống sau khi người lao động qua đời.

Vai trò của bảo hiểm xã hội trong đời sống

Bảo hiểm xã hội đóng vai trò quan trọng trong đời sống, thể hiện qua các khía cạnh như

Bảo đảm an sinh xã hội: BHXH hỗ trợ người lao động khi gặp rủi ro: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, hết tuổi lao động, hoặc tử vong. Đồng thời giảm bớt gánh nặng tài chính cho gia đình, xã hội và thúc đẩy công bằng xã hội, giúp mọi người có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Phát triển kinh tế – xã hội: BHXH giúp người lao động an tâm làm việc, nâng cao năng suất lao động bởi họ giờ đây được hưởng các quyền lợi mà Nhà nước đề ra. Hơn nữa, bảo hiểm xã hội còn giúp các doanh nghiệp thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế và đồng thời giảm thiểu các tệ nạn xã hội.

Thể hiện tính nhân văn: Bảo hiểm xã hội còn góp phần Chăm lo cho người yếu thế, giúp họ có cuộc sống tốt đẹp hơn và Thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của cộng đồng.

Vai trò và tầm quan trọng của bảo hiểm xã hội ngày càng được khẳng định trong đời sống. Do vậy, người lao động cần được nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của bảo hiểm xã hội để gia tăng tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động để quyền lợi và cuộc sống của họ được đảm bảo hơn.

Các loại hình bảo hiểm xã hội hiện nay

Cho tới thời điểm hiện nay, bảo hiểm xã hội được chia ra thành 2 loại hình: Bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyên.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là một loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia (Khoản 2 Điều 3 Luật BHXH 2014)

Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội là những người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và một số đối tượng khác theo quy định của pháp luật.

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là % tiền lương hàng tháng của người lao động và người sử dụng lao động có trách nhiệm phải đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội của nhà nước. Các quỹ này bao gồm: Quỹ ốm đau, quỹ thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quỹ thất nghiệp, quỹ hưu trí, tử tuất.

Theo cơ sở pháp luật mới nhất năm 2024, tổng tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc cho cơ quan bảo hiểm là 32%, trong đó người lao động đóng 10,5%, người sử dụng lao động đóng 21,5%. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực đặc biệt, có nguy cơ cao về tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp và đã đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chấp thuận thì được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn là 0,3%.

– Tỉ lệ mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2024

Người sử dụng lao động

Người lao động

BHXH

BHTN

BHYT

BHXH

BHTN

BHYT

Hưu trí-tử tuất

Ốm đau-thai sản

TNLĐ-BNN (*)

Hưu trí-tử tuất

Ốm đau-thai sản

TNLĐ-BNN

14%

3%

0.5%

1%

3%

8%

1%

1.5%

21.5%

10.5%

Tổng cộng 32%

-Tỉ lệ mức đóng BHXH bắt buộc đối với người lao động

Người sử dụng lao động

Quỹ BHXH

Quỹ TNLĐ-BNN

Quỹ BHTN

Quỹ BHYT

Tổng mức đóng

Quỹ hưu trí, tử tuất 

Quỹ ốm đau, thai sản 

Việt Nam

14%

3%

0,5%

1%

3%

21,5%

Nước ngoài

14%

3%

0,5%

0

3%

20,5 %

Bảo hiểm xã hội tự nguyện 

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại bảo hiểm do Nhà nước tổ chức. Đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện. người tham gia bảo hiểm được quyền lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Mọi công dân từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đều có thể tham gia BHXH tự nguyện khi có nhu cầu.

Nhà nước khuyến khích hình thức này đối với nhóm đối tượng người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bằng cách ban hành chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện để họ có thể được hưởng các quyền lợi của BHXH tự nguyện. Người lao động tham gia bảo hiểm tự nguyện được tự chọn mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH và mỗi tháng, họ phải đóng bảo hiểm theo mức như sau:

Mức đóng BHXH tự nguyên/tháng = 22% x Mức thu nhập chọn đóng BHXH – Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH

Từ ngày 01/01/2018, người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng:

STT

Đối tượng

% Hỗ trợ

Số tiền hỗ trợ/tháng năm 2021 (đồng)

1

Hộ nghèo

30%

700.000 x 22% x 30% = 46.200

2

Hộ cận nghèo

25%

700.000 x 22% x 25% = 38.500

3

Khác

10%

700.000 x 22% x 10% = 15.400

Các chế độ, quyền lợi của bảo hiểm xã hội bắt buộc

Các chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc

Điều 4 Luật BHXH năm 2014 đã liệt kê cụ thể các chế độ thuộc phạm vi mà bảo hiểm xã hội phụ trách gồm: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Thất nghiệp; Hưu trí và Tử tuất.

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được giải quyết các chế độ kể trên khi đáp ứng đủ các điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật.

Quyền lời của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Quyền lợi khi ốm đau, bệnh tật: Người lao động khi ốm đau, bệnh tật sẽ được hưởng chế độ ốm đau và được nghỉ việc, đồng thời nhận trợ cấp ốm đau theo thời gian điều trị và mức đóng bảo hiểm xã hội.

Quyền lợi khi mang thai và sinh con: Người lao động sẽ được hưởng chế độ thai sản và được nghỉ thai sản, đồng thời nhận trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật. Nếu người lao động là nam giới có vợ mang thai và sinh con thì cũng được nghỉ làm trong thời gian quy định để chăm sóc vợ và con nhỏ.

Quyền lợi khi tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp: Người lao động sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp và được miễn phí khám chữa bệnh, cấp cứu, phục hồi chức năng và nhận trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp dựa theo mức độ tổn thương, suy giảm sức khỏe.

Quyền lợi khi thất nghiệp: Người lao động sẽ được hưởng chế độ thất nghiệp và sẽ được chi trả 1 số tiền trợ cấp hàng tháng thay thu nhập trong thời gian quy định của pháp luật khi họ bị chấm dứt hợp đồng lao động và chưa thể tìm được công việc khác. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp

Quyền lợi khi về hưu hoặc không còn khả năng lao động: Người lao động sẽ được hưởng chế độ hưu trí và được nhận lương hưu hàng tháng hay trợ cấp bảo hiểm một lần theo quy định của pháp luật khi về hưu hay không còn khả năng lao động.

Quyền lợi khi chết: Khi người lao động chết, người thừa kế và thân nhân của người lao động sẽ được hưởng chế độ tử tuất và nhận trợ cấp theo quy định của pháp luật gồm các khoản sau:

  • Trợ cấp mai táng: Số tiền này được trả một lần cho người lo mai táng của người lao động đã chết. Số tiền này bằng 10 lần mức lương cơ sở hàng tháng mà người lao động nhận trước khi chết.
  • Trợ cấp tuất hàng tháng: Số tiền này được trả hàng tháng cho thân nhân của người lao động khi họ chết. Số tiền bằng một tỷ lệ phần trăm của lương hưu hoặc trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động.
  • Trợ cấp tuất một lần: Số tiền này được trả một lần cho thân nhân của người lao động khi họ chết, bằng một tỷ lệ phần trăm của tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động.

Với mỗi quyền lợi khi tham gia BHXH bắt buộc người lao động, họ cần đáp ứng đủ các điều kiện và làm thủ tục theo đúng quy định gửi lên cơ quan BHXH để được giải quyết.

Các chế độ, quyền lợi của bảo hiểm xã hội tự nguyện

Các chế độ của bảo hiểm xã hội tự nguyện

Đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện thì loại hình bảo hiểm này chỉ có 2 chế độ: Hưu trí và tử tuất.

Quyền lợi của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Quyền lợi khi về hưu hay không còn khả năng lao động: Cũng giống như chế độ hưu trí của BHXH bắt buộc. Để hưởng chế độ hưu trí, người tham gia phải có tổng thời gian đóng bảo hiểm tự nguyện đủ 20 năm và đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.

–  Quyền lợi khi chết: Cũng như chế độ tử tuất của BHXH bắt buộc. Để hưởng chế độ tử tuất, người tham gia phải đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ít nhất 12 tháng trong 36 tháng trước khi qua đời.

Ngoài ra, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế trong thời gian về hưu, được quyền rút bảo hiểm xã hội một lần và được Nhà nước hỗ trợ % tiền đóng bảo hiểm xã hội theo tỷ lệ mức đóng BHXH hằng tháng theo quy định của pháp luật. Cụ thể là 30% đối với người thuộc hộ nghèo,  25% đối với người thuộc hộ cận nghèo và 10% đối với các đối tượng khác.

Riêng đối với người tham gia BHXH theo hình thức tự nguyện sẽ được lựa chọn phương thức đóng linh họat và phù hợp với thu nhập, từ đóng tiền hàng tháng đến đóng 1 lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc 1 lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng.

Tổng kết

Như vậy, ở bài viết trên, Baohiemmy đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam và các chế độ, quyền lợi của xã hội bảo hiểm mang lại cho người lao động tại Việt Nam.

Baohiemmy tự hào khi là một trong những đối tác lớn của các công ty bảo hiểm hàng đầu thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Chúng tôi chuyên thiết kế và cung cấp các loại hình bảo hiểm đa dạng để đáp ứng mọi nhu cầu được bảo vệ của bạn. Bất kể bạn đang tìm kiếm bảo hiểm gì, chúng tôi đều có.

Các bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0582244567 hoặc Email: cskh.liberty@gmail.com để được tư vấn và thiết kế sản phẩm bảo hiểm tối ưu nhất cùng với chi phí tiết kiệm nhất nhé.

Bạn có thể tham khảo: