Bảo hiểm hàng hóa là gì? Mọi điều cần biết về bảo hiểm hàng hóa
09/05/2024 21:47:45
Hàng hóa là cũng là một trong những đối tượng quan trọng cần được bảo vệ trong quá trình vận chuyển, lưu kho hay bàn giao cho các bên đối tác làm ăn của cá nhân/doanh nghiệp. Bảo hiểm hàng hóa đóng vai trò là giải pháp hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra với hàng hóa, đồng thời giảm bớt áp lực tài chính cho chủ hàng hóa khi xảy ra các sự cố không mong muốn.
Vậy, bảo hiểm hàng hóa là gì? Có bao nhiêu loại bảo hiểm hàng hóa? Ngay sau đây, Baohiemmy sẽ đi vào tìm hiểu chi tiết ở bài viết này, giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại hình bảo hiểm này.
Bảo hiểm hàng hóa là gì?
Mục lục bài viết
Bảo hiểm hàng hóa là sự cam kết bồi thường giữa người bảo hiểm (công ty bảo hiểm) và người được bảo hiểm (chủ hàng hóa), với đối tượng bảo hiểm là hàng hóa. Trong đó, người bảo hiểm sẽ có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm khi hàng hóa được bảo hiểm gặp phải sự kiện bảo hiểm được quy định trong phạm vi bảo hiểm tại hợp đồng. Các sự kiện đó có thể là: Cháy nổ, hư hỏng, bão lụt, gió lốc, thất lạc…
Đây là một loại hình bảo hiểm nằm trong bảo hiểm phi nhân thọ với đối tượng bảo hiểm là hàng hóa vận chuyển. Tùy vào doanh nghiệp bảo hiểm mà loại hình này sẽ có phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm khác nhau, nhưng chúng có chung mục đích là bảo vệ người được bảo hiểm trước những rủi ro về tài chính với hàng hóa của mình.
Những ai nên mua bảo hiểm hàng hóa?
- Cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa: Đây là đối tượng chính cần mua bảo hiểm hàng hóa để bảo vệ tài sản của họ trước những rủi ro trong quá trình vận chuyển hoặc lưu kho.
- Cá nhân và doanh nghiệp xuất nhập khẩu: Việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với vận chuyển nội địa, do đó việc mua bảo hiểm hàng hóa là rất cần thiết.
- Cá nhân và doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa: Các công ty vận chuyển cũng nên mua bảo hiểm hàng hóa để bảo vệ trách nhiệm của họ đối với hàng hóa của khách hàng.
- Cá nhân và doanh nghiệp lưu kho hàng hóa: Hàng hóa lưu kho cũng có thể gặp rủi ro như cháy nổ, trộm cắp, mối mọt, v.v., do đó việc mua bảo hiểm hàng hóa là cần thiết để bảo vệ tài sản.
Phân loại bảo hiểm hàng hóa
Bảo hiểm hàng hóa được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, nhưng các loại hình bảo hiểm hàng hóa phổ biến nhất là theo phạm vi địa lý, phạm vi bảo hiểm, phương thức vận chuyển, và nhu cầu của khách hàng.
Bảo hiểm theo phạm vi địa lý
- Bảo hiểm hàng hóa nội địa: Bảo vệ hàng hóa trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
- Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu: Bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyển từ Việt Nam đi nước ngoài hoặc từ nước ngoài về Việt Nam.
Bảo hiểm theo phạm vi bảo hiểm
- Bảo hiểm trách nhiệm: Chỉ bảo vệ trách nhiệm của chủ hàng hóa đối với bên thứ ba khi hàng hóa gây thiệt hại cho họ.
- Bảo hiểm thiệt hại: Bảo vệ hàng hóa của chủ hàng hóa trước những rủi ro như mất mát hoàn toàn, hư hỏng bộ phận…
- Bảo hiểm trọn gói: Bảo vệ cả trách nhiệm và thiệt hại của chủ hàng hóa.
Bảo hiểm hàng hóa lưu kho
Loại bảo hiểm này bảo vệ hàng hóa đang lưu trữ trong kho nhưng gặp rủi ro như hư hỏng hoặc thiệt hại do các yếu tố khách quan. Đối tượng tham gia bảo hiểm có thể bao gồm máy móc, trang thiết bị có giá trị lớn, hàng hóa vật tư, hồ sơ, tài liệu quan trọng và các mặt hàng khác theo thỏa thuận.
Bảo hiểm theo phương thức vận chuyển
- Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ: Bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyển bằng xe tải, xe khách…
- Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường thủy: Bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyển bằng tàu thuyền, sà lan…
- Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường hàng không: Bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyển bằng máy bay.
- Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường sắt: Bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyển bằng tàu hỏa.
Bảo hiểm theo nhu cầu của khách hàng
- Bảo hiểm hàng hóa thông thường: Bảo vệ các rủi ro cơ bản như mất mát hoàn toàn, hư hỏng bộ phận…
- Bảo hiểm hàng hóa đặc biệt: Bảo vệ các rủi ro đặc biệt như chiến tranh, đình công, bạo loạn, cướp biển…
- Bảo hiểm hàng hóa theo yêu cầu: Được thiết kế để đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng khách hàng.
Ngoài ra, bảo hiểm hàng hóa còn có thể được phân loại theo:
- Loại hàng hóa: Ví dụ như bảo hiểm hàng hóa điện tử, bảo hiểm hàng hóa nông sản…
- Giá trị hàng hóa: Ví dụ như bảo hiểm hàng hóa giá trị cao, bảo hiểm hàng hóa giá trị thấp…
- Mức độ rủi ro: Ví dụ như bảo hiểm hàng hóa rủi ro cao, bảo hiểm hàng hóa rủi ro thấp…
Những thông tin quan trọng về bảo hiểm hàng hóa
Đối tượng bảo hiểm
Đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm hàng hóa là hàng hóa, là tài sản được vận chuyển hoặc lưu kho như:
- Hàng hóa vật chất: Nguyên liệu, thành phẩm, hàng hóa thương mại…
- Tiền: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, séc…
- Giấy tờ có giá trị quy ra tiền: Hóa đơn, chứng từ, hợp đồng…
Theo đó, hàng hóa phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Hợp pháp: Hàng hóa phải được sản xuất, vận chuyển và lưu kho hợp pháp.
- Có giá trị: Hàng hóa phải có giá trị kinh tế.
- Có thể xác định được: Hàng hóa phải có thể xác định được về chủng loại, số lượng, chất lượng, giá trị…
- Có thể chịu tổn thất: Hàng hóa phải có khả năng bị tổn thất do những rủi ro được bảo hiểm.
Ngoài ra, một số loại hàng hóa có thể không được bảo hiểm như:
- Hàng hóa cấm vận chuyển: ma túy, vũ khí, chất độc hại…
- Hàng hóa dễ hư hỏng: thực phẩm tươi sống, hoa quả… (trừ khi được bảo quản đúng cách)
- Hàng hóa động vật sống: gia súc, gia cầm, thủy sản…
Phạm vi bảo hiểm
Phạm vi bảo hiểm được quy định chi tiết trong hợp đồng bảo hiểm và có thể bao gồm các phạm vi sau:
- Mất mát hoàn toàn: Hàng hóa bị mất mát hoàn toàn do tai nạn giao thông, cháy nổ, chìm tàu, lũ lụt…
- Hư hỏng bộ phận: Hàng hóa bị hư hỏng một phần do tai nạn giao thông, va đập, ẩm ướt…
- Chi phí cứu hộ: Chi phí phát sinh trong việc cứu hộ hàng hóa bị tai nạn.
- Thiệt hại do trộm cắp: Hàng hóa bị mất mát hoặc hư hỏng do trộm cắp.
- Thiệt hại do chậm trễ vận chuyển: Hàng hóa đến nơi nhận muộn hơn thời gian quy định.
- Thiệt hại do thay đổi nhiệt độ: Hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi nhiệt độ đột ngột trong quá trình vận chuyển.
- Thiệt hại do hư hỏng bao bì: Hàng hóa bị hư hỏng do bao bì bị rách, vỡ, móp méo trong quá trình vận chuyển.
- Thiệt hại do tai nạn hạt nhân: Hàng hóa bị hư hỏng do tai nạn hạt nhân.
- Thiệt hại do chiến tranh, bạo loạn: Hàng hóa bị hư hỏng do chiến tranh, bạo loạn.
Giá trị bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm của bảo hiểm hàng hóa là giá trị hàng hoá của chủ hàng hóa tại cảng đi “C”, cộng với phí bảo hiểm họ đóng “I” và cước phí vận chuyển đến cảng “F”, hay còn gọi là CIF. Ngoài ra, tùy thuộc vào nhu cầu được bảo hiểm và khả năng tài chính của người tham gia bảo hiểm, họ có thể bảo hiểm thêm cả các khoản lãi dự tính do việc xuất, nhập khẩu mang lại.
Số tiền bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm là số tiền đăng ký bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm (chủ hàng hóa) với công ty bảo hiểm và điều này được thể hiện trong hợp đồng bảo hiểm. Giá trị bảo hiểm là cơ sở của số tiền bảo hiểm và chủ hàng hóa có thể mua bảo hiểm bằng giá trị bảo hiểm (đúng giá trị) nhỏ hơn giá trị bảo hiểm (dưới giá trị) hoặc mua bảo hiểm trên giá trị.
Về nguyên tắc, số tiền bảo hiểm có thể nhỏ hơn hoặc bằng giá trị bảo hiểm, nếu số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm thì thực chất chỉ là bảo hiểm phần lãi dự kiến. Ngược lại, nếu số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị bảo hiểm, nghĩa là chủ hàng hóa tự bảo hiểm tự lấy 1 phần thì công ty bảo hiểm chỉ bồi thường trong phạm vi số tiền sẽ bồi thường theo tỉ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm.
Phí bảo hiểm
Như bao loại hình bảo hiểm khác, bảo hiểm hàng hóa cũng có phí bảo hiểm. Tuy nhiên, phí bảo hiểm của loại này có chút đặc biệt bởi cách tính:
CIF = (C+F) / (1-R)
I = CIF x R
- I: Phí bảo hiểm
- C: Tiền hàng
- F: Cước phí vận chuyển
- R: Tỷ lệ phí bảo hiểm
Tỷ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc vào loại hàng hóa, phương thức đóng gói, phương tiện vận chuyển, tuyến đường điều kiện bảo hiểm.
- CIF: là giá trị hàng hoá bao gồm cả giá trị hàng, cước phí và phí bảo hiểm.
- R: là tỷ lệ Phí chính + tỷ lệ phí phụ (nếu có).
Ngoài cách tính trên, phí bảo hiểm hàng hóa còn có thể được tính theo trị giá FOB, EX-WORKS, CFR (CNF)…
Có nên mua bảo hiểm hàng hóa không?
Trong quá trình vận chuyển, mua bán hàng hóa, không thể tránh khỏi các rủi ro có thể xảy ra với hàng hóa, khiến chủ hàng hóa gặp gánh nặng tài chính. Do đó, việc mua bảo hiểm hàng hóa sẽ phần nào bảo vệ chủ hàng hóa trước những gánh nặng tài chính có thể xảy ra khi hàng hóa vận chuyển của họ gặp xui rủi. Trên thực tế, một chuyến hàng hóa có thể quyết định đến toàn bộ nguồn thu nhập và cuộc sống của người tham gia bảo hiểm. Bởi vậy, khi mua bảo hiểm hàng hóa, các bạn có thể hạn chế được những thiệt hại tài chính khi có rủi ro xảy ra vì bảo hiểm sẽ bù đắp 1 phần, hay toàn bộ mất mát đó cho bạn.
Ngoài lợi ích trên thì việc mua bảo hiểm hàng hóa còn góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân, tăng quỹ tiết kiệm và tăng thu ngoại tệ cho nhà nước, đồng thời giảm bớt rủi ro cho hàng hóa nhờ vào việc tăng cường bảo, quản kiểm tra, đồng thời kết hợp các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất.
Điều kiện để tham gia bảo hiểm hàng hóa
Để tham gia bảo hiểm hàng hóa, chủ hàng hóa – người tham gia bảo hiểm cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Thông tin người và phương tiện
- Người được bảo hiểm: Ghi rõ tên đầy đủ và thông tin liên hệ của người/đơn vị sở hữu hàng hóa để nhận bồi thường khi có sự cố.
- Chủ phương tiện: Ghi rõ thông tin của người vận chuyển hàng hóa, có thể là doanh nghiệp vận chuyển hoặc cá nhân.
Thông tin hàng hóa vận chuyển
- Chi tiết lô hàng: Tên chính xác của hàng hóa, loại bao bì, quy cách đóng gói, trọng lượng, số lượng, giá trị hàng hóa và mọi thông tin liên quan.
- Yêu cầu bắt buộc: Một số thông tin như mô tả chi tiết về tính chất của hàng hóa, yêu cầu bảo quản cũng cần được cung cấp để đảm bảo tính minh bạch trong việc xác định rủi ro.
Hành trình di chuyển của lô hàng
- Điểm xuất phát và điểm đến: Thông tin về nơi xuất phát và địa điểm đến của lô hàng.
- Địa điểm trung chuyển: Nếu có, các bạn sẽ phải cung cấp cả thông tin về các điểm trung chuyển trên hành trình.
- Ngày và thời gian: Thời điểm lô hàng xuất phát, dự kiến thời gian đến, cũng như các thông tin liên quan đến hành trình di chuyển.
Việc cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết và chính xác sẽ giúp công ty bảo hiểm đánh giá đầy đủ về rủi ro và thiết lập các điều khoản bảo hiểm phù hợp, đảm bảo quá trình bồi thường nhanh chóng và minh bạch khi có sự cố xảy ra.
Một số lưu ý về bảo hiểm hàng hóa các bạn cần biết
Dưới đây là những điều cần lưu ý và các trường hợp mà các công ty bảo hiểm hàng hóa có quyền từ chối hỗ trợ bồi thường khi xảy ra rủi ro với hàng hóa:
Không đúng nơi nhận hàng: Nếu hàng hóa không được vận chuyển đến địa điểm được ghi trên đơn bảo hiểm, khả năng nhận bồi thường có thể bị giảm.
Hàng hóa bị hư hỏng, khuyết tật từ trước bảo hiểm: Trong trường hợp hàng hóa hư hỏng, mất mát hoặc phát sinh chi phí do các khuyết tật cố định từ trước hoặc do tính chất đặc thù của hàng hóa thì công ty bảo hiểm có quyền từ chối bảo hiểm.
Chủ hàng hóa chưa đóng đủ phí bảo hiển trước khi rủi ro xảy ra: Nếu người tham gia bảo hiểm hàng hóa chưa thanh toán đầy đủ các chi phí bảo hiểm theo hợp đồng trước khi sự cố xảy ra thì công ty bảo hiểm có thể không chi trả bảo hiểm.
Các tình huống đặc biệt: Các trường hợp như chiến tranh, nội chiến, chống phá cách mạng, đình công, hành vi phạm pháp luật từ phía người mua bảo hiểm thường sẽ không được doanh nghiệp bảo hiểm chi trả.
Chất lượng an toàn khi vận chuyển: Nếu hàng hóa chở quá tải, xếp hàng sai quy định an toàn hoặc phương tiện vận chuyển không đảm bảo an toàn và không có giấy phép lưu hành, có thể là lý do để công ty bảo hiểm từ chối chi trả bảo hiểm.
Bạn có thể tham khảo: