Tái bảo hiểm là gì? Mọi thông tin chi tiết về tái bảo hiểm

15/06/2024 17:20:33

Khi gặp những trường hợp sự kiện bảo hiểm của khách hàng có chi phí vượt mức hỗ trợ bồi thường của doanh nghiệp, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tìm tới hình thức Tái bảo hiểm để phân tán, chuyển nhượng 1 phần trách nhiệm của mình cho bên khác để giảm thiểu số tiền bảo hiểm phải chi trả cho khách hàng. Vậy, tái bảo hiểm là gì? Tái báo hiểm của tầm quan trọng như thế nào và có những đặc điểm gì? Các bạn hãy cùng Baohiemmy đi vào tìm hiểu ở bài viết này nhé.

Tái bảo hiểm là gì?

Tái bảo hiểm là hình thức chia sẻ rủi ro tài chính được các doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng phổ biến. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ chuyển một phần trách nhiệm bảo hiểm của mình cho một doanh nghiệp bảo hiểm khác, dựa trên cơ sở nhượng lại chi phí bảo hiểm thông qua hợp đồng bảo hiểm.

Một cách dễ hiểu hơn đó là khi một công ty bảo hiểm không có đủ khả năng chi trả các khoản bồi thường cho khách hàng thì họ sẽ cần tới một doanh nghiệp bảo hiểm khác để cùng họ chia sẻ rủi ro tài chính này. Vì được hình thành trên cơ sở bảo hiểm gốc nên tái bảo hiểm luôn đi kèm với nghiệp vụ bảo hiểm gốc.

Baohiemmy có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về định nghĩa tái bảo hiểm thông qua ví dụ sau đây:

Ví dụ: Doanh nghiệp bảo hiểm A nhận bảo hiểm cho một tòa nhà trị giá 1000 tỷ đồng với phí bảo hiểm là 50 tỷ đồng. Nếu tòa nhà gặp phải sự kiện rủi ro như: Cháy, sụp lở… thì doanh nghiệp bảo hiểm A có trách nhiệm phải trả 1000 tỷ đồng cho chủ tòa nhà. Đây là một số tiền quá lớn và vượt khả năng chi trả của doanh nghiệp bảo hiểm A, nên họ quyết định tái bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm B. Theo hình thức tái bảo hiểm đó, doanh nghiệp bảo hiểm A sẽ chuyển 50% quyền lợi và trách nhiệm cho doanh nghiệp bảo hiểm B. Lúc này, khi tòa nhà gặp phải tai nạn thì doanh nghiệp bảo hiểm A chỉ phải trả 500 tỷ đồng, 500 tỷ đồng còn lại do công ty B trả.

Tầm quan trọng của tái bảo hiểm

Tái bảo hiểm đóng vai trò quan trọng đối với cả công ty bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm và nền kinh tế Nước nhà.

Đối với công ty bảo hiểm

  • Phân tán rủi ro: Giúp chia sẻ rủi ro với các công ty bảo hiểm khác, đặc biệt là những rủi ro lớn hoặc thảm họa, giảm thiểu tác động tài chính.
  • Ổn định tài chính: Tăng cường khả năng thanh toán của công ty bảo hiểm, đảm bảo có đủ nguồn lực để bồi thường cho khách hàng khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.
  • Mở rộng khả năng nhận bảo hiểm: Cho phép công ty bảo hiểm nhận bảo hiểm cho những rủi ro mà họ không đủ khả năng chi trả một mình.
  • Nâng cao năng lực quản lý rủi ro: Nhờ sự hỗ trợ từ các công ty tái bảo hiểm, công ty bảo hiểm gốc có thể nâng cao năng lực quản lý rủi ro, đưa ra các quyết định bảo hiểm sáng suốt hơn.
  • Hỗ trợ phát triển kinh doanh: Tái bảo hiểm giúp công ty bảo hiểm gốc có thêm nguồn vốn để đầu tư, phát triển sản phẩm mới, mở rộng thị trường.

Đối với khách hàng

  • Đảm bảo quyền lợi: Giúp khách hàng an tâm hơn vì họ được đảm bảo khả năng thanh toán của công ty bảo hiểm, ngay cả khi có sự kiện bảo hiểm lớn xảy ra.
  • Thu phí bảo hiểm hợp lý: Nhờ việc phân tán rủi ro, công ty bảo hiểm có thể đưa ra mức phí bảo hiểm hợp lý hơn cho khách hàng.
  • Mở rộng quyền lợi bảo hiểm: Tái bảo hiểm giúp công ty bảo hiểm có thể cung cấp các gói bảo hiểm với phạm vi bảo vệ rộng lớn hơn cho khách hàng.

Đối với thị trường bảo hiểm

  • Tăng cường sự ổn định của thị trường bảo hiểm: Giúp giảm thiểu rủi ro cho toàn bộ ngành bảo hiểm, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững.
  • Hỗ trợ phát triển kinh tế: Góp phần thúc đẩy đầu tư, thương mại và phát triển kinh tế.

Đối với nền kinh tế Quốc Gia

  • Cải thiện mức sống và mức thu nhập của người dân
  • Đảm bảo sự ổn định cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển.
  • Giúp rút ngắn thời gian về hiệu quả hoạt động của các công ty bảo hiểm trong khi vẫn duy trì tỷ lệ phí bảo hiểm trên yêu cầu bảo hiểm.
  • Đảm bảo sự ổn định của ngân sách ngoại hối của Nhà Nước, bao gồm cả kế hoạch phát hành ngoại hối, để phát triển sản xuất một cách đồng bộ.
  • Làm nên sự đa dạng hóa rủi ro giữa các quốc gia với nhau.

Đặc điểm riêng biệt của tái bảo hiểm

Hợp đồng tái bảo hiểm là sự thỏa thuận và chia sẻ, chuyển giao rủi ro giữa 2 doanh nghiệp bảo hiểm với nhau. Tái bảo hiểm bao gồm những đặc điểm nổi bật như sau:

  • Quyền lợi và nghĩa vụ hỗ trợ chi trả bồi thường giữa 2 bên chỉ phát sinh khi đã có hợp đồng ký kết.
  • Bên tham gia hợp đồng tái bảo hiểm là doanh nghiệp chuyển nhượng bảo hiểm.
  • Đối tượng tái bảo hiểm có trách nhiệm hỗ trợ tài chính, hỗ trợ nhiệm vụ chi trả bồi thường của doanh nghiệp chuyển nhượng bảo hiểm trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm với bên mua bảo hiểm.
  • Doanh nghiệp chuyển nhượng bảo hiểm và doanh nghiệp tái bảo hiểm có nghĩa vụ qua lại. Doanh nghiệp được bảo hiểm chuyển nhượng phí bảo hiểm thu được cho doanh nghiệp tái bảo hiểm và theo ngược lại, doanh nghiệp tái bảo hiểm sẽ bồi thường cho doanh nghiệp chuyển nhượng bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm xảy ra với bên mua bảo hiểm. Mức phí bảo hiểm chuyển nhượng và bồi thường được xác định trong hợp đồng tái bảo hiểm.
  • Hợp đồng tái bảo hiểm không giống với hợp đồng bảo hiểm thông thường. Nghĩa là: Doanh nghiệp chuyển nhượng vẫn phải chi trả quyền lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm gốc. Điểm khác biệt là khi xảy ra sự kiện bảo hiểm với bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp chuyển nhượng bảo hiểm sẽ nhận được 1 số tiền hoàn lại trong phạm vi rủi ro đã được tái bảo hiểm. Ngoài ra, doanh nghiệp chuyển nhượng phải có trách nhiệm với doanh nghiệp bảo hiểm và có quyền yêu cầu khởi kiện với doanh nghiệp chuyển nhượng bảo hiểm. Doanh nghiệp tái bảo hiểm không có nghĩa vụ, trách nhiệm với bên mua bảo hiểm.

Các hình thức tái bảo hiểm hiện nay

Hiện nay, tái bảo hiểm được chia thành 3 hình thức chính, dựa vào nhu cầu và mức độ chuyển nhượng rủi ro:

Tái bảo hiểm tạm thời (tái bảo hiểm tùy ý lựa chọn)

Doanh nghiệp bảo hiểm gốc chuyển nhượng cho doanh nghiệp tái bảo hiểm từng hợp đồng bảo hiểm hoặc từng rủi ro cụ thể. Doanh nghiệp tái bảo hiểm có quyền tự do lựa chọn nhận hoặc từ chối, hoặc chỉ nhận tái bảo hiểm một phần rủi ro.

  • Ưu điểm: Linh hoạt, phù hợp với nhu cầu tái bảo hiểm của từng hợp đồng cụ thể.
  • Nhược điểm: Doanh nghiệp bảo hiểm gốc phải tự chịu rủi ro cho phần không được tái bảo hiểm.

Tái bảo hiểm cố định

Doanh nghiệp bảo hiểm gốc chuyển nhượng toàn bộ rủi ro của một hợp đồng bảo hiểm đã ký kết với khách hàng cho doanh nghiệp tái bảo hiểm. Doanh nghiệp tái bảo hiểm có nghĩa vụ bồi thường cho khách hàng khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.

  • Ưu điểm: Giúp doanh nghiệp bảo hiểm gốc hoàn toàn chuyển giao rủi ro, đảm bảo an toàn tài chính.
  • Nhược điểm: Doanh nghiệp bảo hiểm gốc mất đi quyền kiểm soát đối với hợp đồng bảo hiểm.

Tái bảo hiểm lựa chọn – bắt buộc

Doanh nghiệp bảo hiểm gốc có nghĩa vụ phải tái bảo hiểm một phần rủi ro của hợp đồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật hoặc cơ quan quản lý nhà nước. Doanh nghiệp tái bảo hiểm có nghĩa vụ nhận tái bảo hiểm phần rủi ro theo quy định.

  • Ưu điểm: Giúp đảm bảo an toàn tài chính cho ngành bảo hiểm, bảo vệ lợi ích của khách hàng.
  • Nhược điểm: Doanh nghiệp bảo hiểm gốc có thể phải chịu phí tái bảo hiểm cao hơn.

Ngoài ra, còn có một số hình thức tái bảo hiểm khác như:

  • Tái bảo hiểm kinh viễn: Tái bảo hiểm rủi ro thanh toán bồi thường cho các hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ.
  • Tái bảo hiểm thỏa thuận: Doanh nghiệp bảo hiểm gốc và doanh nghiệp tái bảo hiểm thỏa thuận về mức độ và phạm vi tái bảo hiểm cho từng hợp đồng cụ thể.
  • Tái bảo hiểm tự động: Doanh nghiệp bảo hiểm gốc tự động chuyển nhượng một phần rủi ro cho doanh nghiệp tái bảo hiểm theo quy định đã được lập trình sẵn.

Việc lựa chọn hình thức tái bảo hiểm nào sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm gốc, khả năng tài chính, đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm, v.v.

Tái bảo hiểm và đồng bảo hiểm có giống nhau không?

Đồng bảo hiểm Tái bảo hiểm
Điểm giống
  • Đều là nghiệp vụ phân tán rủi ro dành cho các doanh nghiệp bảo hiểm
  • Có 2 bên tham gia tái bảo hiểm đó là: Doanh nghiệp được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm
  • Hỗ trợ các doanh nghiệp bảo hiểm khỏi tình trạng do không đủ chi phí bồi thường cho khách hàng mà phá sản
  • Tăng nguồn thu nhập cho các doanh nghiệp bảo hiểm
  • Tỷ lệ tham gia bảo hiểm phụ thuộc vào khả năng tài chính của công ty bảo hiểm
  • Cho phép người tham gia bảo hiểm có thể ký kết thỏa thuận một cách nhanh chóng với giá trị bảo hiểm lớn
Điểm khác Là phương thức giúp doanh nghiệp bảo hiểm chia sẻ, phân tán rủi ro tài chính bằng cách tập hợp nhiều doanh nghiệp bảo hiểm để cùng bảo hiểm cho một đối tượng. Là phương thức chia sẻ, phân tán rủi ro tài chính bằng cách chuyển nhượng một phần trách nhiệm bảo hiểm cho một doanh nghiệp bảo hiểm khác thông qua một hợp đồng tái bảo hiểm.
  • Chỉ có duy nhất 1 hợp đồng được ký kết giữa người được bảo hiểm và đại diện các doanh nghiệp bảo hiểm.
  • Bên ký hợp đồng là người có trách nhiệm cao nhất.
Có 2 hợp đồng được ký kết:

  • Hợp đồng giữa người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm
  • Hợp đồng giữa doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp tái bảo hiểm
Người được bảo hiểm phải hiểu rõ về các doanh nghiệp bảo hiểm cho mình. Khi xảy ra rủi ro người được bảo hiểm có quyền đòi tiền bồi thường từ các bên liên quan.
  • Người được bảo hiểm chỉ cần hiểu rõ về doanh nghiệp bảo hiểm cho mình.
  • Nếu doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản thì người được bảo hiểm không có quyền đòi công ty tái bảo hiểm bồi thường.
Đối tượng trực tiếp được bảo hiểm là người được bảo hiểm. Đối tượng trực tiếp được bảo hiểm là công ty bảo hiểm.

Kết luận

Như vậy, qua bài viết trên, Baohiemmy mong rằng chúng tôi đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về Bảo hiểm trách nhiệm và các loại bảo hiểm trách nhiệm phổ biến hiện nay.

Baohiemmy tự hào khi là một trong những đối tác lớn của các công ty bảo hiểm hàng đầu thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Chúng tôi chuyên thiết kế và cung cấp các loại hình bảo hiểm đa dạng để đáp ứng mọi nhu cầu được bảo vệ của bạn. Bất kể bạn đang tìm kiếm bảo hiểm gì, chúng tôi đều có.

Các bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0582244567 hoặc Email: cskh.liberty@gmail.com để được tư vấn và thiết kế sản phẩm bảo hiểm tối ưu nhất cùng với chi phí tiết kiệm nhất nhé.

Bạn có thể tham khảo: