Bảo hiểm tài sản là gì? Những điều cần biết về bảo hiểm tài sản
13/05/2024 17:37:23
Tài sản là một trong những đối tượng dễ gặp phải rủi ro như con người chúng ta với các trường hợp như: Hỏng hóc do nguyên nhân khách quan, trộm cắp, cháy nổ, thiên tai… hoàn toàn có thể xảy ra. Hiểu rõ thực trạng đó, bảo hiểm tài sản đã ra đời và đóng vai trò là 1 giải pháp cho mọi vấn đề nhức nhối về tài sản. Ở bài viết này, các bạn hãy cùng Baohiemmy đi vào tìm hiểu chi tiết về Bảo hiểm tài sản và những thông tin cần biết về nó nhé.
Bảo hiểm tài sản là gì?
Bảo hiểm tài sản là loại hình bảo hiểm thuộc nhóm bảo hiểm phi nhân thọ, được quy định cụ thể tại Điều 15 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 Theo đó, bảo hiểm tài sản là hợp đồng bảo hiểm giữa người được bảo hiểm và công ty bảo hiểm với đối tượng ở đây là tài sản có thực, có giá trị, có thể được quy đổi bằng tiền và có các quyền sở hữu, kiểm soát tài sản. Khi tài sản của người tham bảo hiểm gặp rủi ro như: Hỏng hóc, bị trộm cắp, gặp thiên tai, bị cháy nổ… công ty bảo hiểm sẽ có trách nhiệm bồi thường cho chủ sở hữu tài sản căn cứ theo quy định trong hợp đồng.
Đặc điểm của bảo hiểm tài sản
- Hợp đồng bảo hiểm tài sản là thực chất là hợp đồng bồi thường: Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm số tiền thiệt hại thực tế và được vượt quá giá trị tài sản được bảo hiểm tại thời điểm xảy ra tổn thất.
- Phí bảo hiểm được tính theo tỷ lệ % trên giá trị của tài sản bảo hiểm: Phí bảo hiểm người tham gia phải đóng càng cao thì quyền lợi bảo vệ càng lớn và ngược lại.
- Bảo hiểm tài sản có thể bảo vệ nhiều loại tài sản khác nhau: Bảo hiểm tài sản có thể bảo vệ cùng lúc nhiều tài sản cá nhân bao gồm: Nhà cửa, xe cộ, đồ đạc, trang sức… và tài sản doanh nghiệp như: nhà xưởng, máy móc thiết bị, hàng hóa, nguyên vật liệu…
- Bảo hiểm tài sản có quan hệ pháp lý: Bảo hiểm tài sản mang mối quan hệ pháp lý giữa người tham gia và doanh nghiệp bảo hiểm và được thể hiện qua hợp đồng bảo hiểm, có giá trị ràng buộc hai bên về quyền lợi và nghĩa vụ.
Các loại bảo hiểm tài sản phổ biến hiện nay
Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc
Đây là loại bảo hiểm bắt buộc đối với nhà ở và một số loại tài sản khác theo quy định của pháp luật. Bảo hiểm này chi trả cho các thiệt hại với tài sản như nhà ở, nhà xưởng, kho hàng… do cháy nổ, sét đánh, nổ lò hơi, v.v. Mức phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tương đối thấp và được nhà nước hỗ trợ một phần.
Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt
Đây là loại bảo hiểm mở rộng phạm vi bảo vệ so với bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, bao gồm thêm các rủi ro như lũ lụt, bão tố, động đất, sụt lún… Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt phù hợp với các cá nhân và doanh nghiệp có tài sản có nguy cơ gặp rủi ro cao và muốn bảo vệ tài sản với mức tối đa.
Bảo hiểm gián đoạn, thiệt hại kinh doanh
Đây là loại bảo hiểm dành cho doanh nghiệp, bồi thường thiệt hại về doanh thu và lợi nhuận do các sự kiện rủi ro gây ra, ví dụ như hỏa hoạn, lũ lụt, dịch bệnh… làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh như gián đoạn kinh doanh, gây thiệt hại doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động kinh doanh ổn định khi xảy ra rủi ro. Theo đó, loại hình bảo hiểm này sẽ:
- Bồi thường lợi nhuận và một số chi phí cố định (nếu có) mà doanh nghiệp (người tham gia bảo hiểm) phải trả trong khi đang bị gián đoạn kinh doanh vì các thiệt hại bất ngờ xảy ra.
- Chi trả thêm các chi phí khác như: Phí thuê văn phòng, xưởng, thiết bị máy móc, tiền lương nhân sự, cước phí vận chuyển khẩn cấp,… để giảm thiểu tổn thất do hậu quả của việc kinh doanh bị ảnh hưởng.
- Các chi phí không trực tiếp giảm thiểu tổn thất của việc gián đoạn kinh doanh chỉ được bồi thường nếu có thỏa thuận riêng
Bảo hiểm mọi rủi ro văn phòng
Bảo hiểm mọi rủi ro văn phòng là gói bảo hiểm được thiết kế dành riêng cho các doanh nghiệp, giúp bảo vệ tài sản, tiền mặt và trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp khi xảy ra các sự kiện rủi ro bất ngờ tại văn phòng bao gồm:
- Mọi rủi ro vật chất: bao gồm tất cả các tổn thất, mất mát bất ngờ cho tài sản do bất kỳ nguyên nhân nào không bị loại trừ cụ thể trong Quy tắc bảo hiểm mọi rủi ro văn phòng.
- Trộm cắp: bao gồm mất mát hoặc phá hủy tài sản do trộm cắp với điều kiện có để lại dấu vết đột nhập bằng vũ lực.
- Mất mát tiền: bao gồm mất mát hoặc phá hủy tiền trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân
Bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân là hợp đồng bảo hiểm giữa người được bảo hiểm và công ty bảo hiểm, theo đó công ty bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm khi nhà ở và tài sản bên trong nhà bị thiệt hại do xảy ra hỏa hoạn, sét đánh, nổ hoặc các sự kiện rủi ro khác được bảo hiểm quy định trong hợp đồng.
Phạm vi bảo hiểm:
- Nhà ở: bao gồm phần khung, phần mái, phần tường, cửa, cầu thang, sàn nhà…
- Tài sản bên trong nhà: bao gồm đồ đạc, trang thiết bị, quần áo, tiền bạc, đồ đạc cá nhân có giá trị…
Rủi ro được bảo hiểm:
- Hỏa hoạn: do bất kỳ nguyên nhân nào.
- Sét đánh: do sét đánh trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Nổ: do nổ lò hơi, nổ bình ga, nổ bình nước nóng, v.v.
- Các sự kiện rủi ro khác: được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm.
Các loại bảo hiểm khác
Bên cạnh các loại hình bảo hiểm tài sản phổ biến trên, bảo hiểm tài sản còn gồm có những loại hình khác như:
Bảo hiểm nhà ở: Bảo hiểm này mở rộng phạm vi bảo vệ so với bảo hiểm cháy nổ thông thường, bao gồm nhiều rủi ro tiềm ẩn có thể gây thiệt hại cho nhà cửa và tài sản bên trong.
Bảo hiểm tài sản thương mại: Dành cho doanh nghiệp thuộc mọi quy mô, bảo hiểm tài sản thương mại bảo vệ tài sản vật chất và hoạt động kinh doanh của họ khỏi nhiều rủi ro
Bảo hiểm hàng hải: Loại hình bảo hiểm chuyên biệt này bảo vệ tàu thuyền, hàng hóa và tài sản liên quan tham gia vận tải biển
Bảo hiểm xe cơ giới: Đây là loại bảo hiểm bắt buộc cho tất cả các phương tiện đã đăng ký tại Việt Nam, bảo hiểm xe cơ giới bảo vệ cả phương tiện được bảo hiểm và các bên liên quan trong các vụ tai nạn giao thông
Những thông tin cần biết về bảo hiểm tài sản
Đối tượng của bảo hiểm tài sản là gì?
Theo Điều 40 Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022, đối tượng của bảo hiểm tài sản là tài sản, bao gồm:
- Vật có thực: Đây là những vật thể hữu hình, có thể di chuyển hoặc không di chuyển, có thể sử dụng hoặc tiêu dùng, có giá trị và được pháp luật công nhận là tài sản. Ví dụ: nhà cửa, xe cộ, máy móc thiết bị, hàng hóa, vật nuôi…
- Tiền: Bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền trong két sắt…
- Giấy tờ có giá trị được bằng tiền: Bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, séc, hóa đơn, chứng từ thanh toán…
- Các quyền tài sản: Bao gồm quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên…
Những ai nên tham gia bảo hiểm tài sản?
Bảo hiểm tài sản là loại hình dành cho tất cả những người có nhu cầu bảo vệ tài sản của mình có giá trị lớn, hay bảo vệ bản thân trước những gánh nặng, rủi ro tài chính có thể gặp phải khi tài sản gặp phải sự cố bất ngờ. Dù là cá nhân hay doanh nghiệp, các bạn đều có thể mua ngay cho mình bảo hiểm tài sản để gia tăng sự an tâm trong cuộc sống, và sở hữu ngay cho mình 1 giải pháp tài chính dự phòng, ngăn ngừa tối đa các rủi ro tài chính có thể xảy ra với mình và tài sản sở hữu.
Nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm tài sản
Nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm tài sản được quy định tại Điều 51, 52, 53, 53 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
Căn cứ bồi thường:
- Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm được xác định trên cơ sở giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Chi phí để xác định giá thị trường và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chi trả.
- Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
- Ngoài số tiền bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm còn phải trả cho người được bảo hiểm những chi phí cần thiết, hợp lý theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm để đề phòng, hạn chế tổn thất và những chi phí phát sinh mà bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm phải chịu để thực hiện theo hướng dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.
Hình thức bồi thường:
- Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thoả thuận một trong các hình thức bồi thường sau đây:
- Sửa chữa tài sản bị thiệt hại
- Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác
- Trả tiền bồi thường
- Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không thoả thuận được về hình thức bồi thường thì việc bồi thường được thực hiện bằng tiền.
- Trường hợp bồi thường quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu hồi tài sản bị thiệt hại sau khi đã thay thế hoặc bồi thường toàn bộ theo giá thị trường của tài sản.
Giám định tổn thất:
- Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người/chi nhánh được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Chi phí giám định tổn thất do doanh nghiệp bảo hiểm chi trả.
- Trường hợp các bên không thống nhất về nguyên nhân và mức độ tổn thất thì có thể thỏa thuận thuê giám định viên độc lập, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp các bên không thoả thuận được việc thuê giám định viên độc lập thì một trong các bên có quyền yêu cầu Toà án có thẩm quyền hoặc Trọng tài trưng cầu giám định viên độc lập. Kết luận của giám định viên độc lập có giá trị bắt buộc đối với các bên.
Chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn:
Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, trường hợp người thứ ba có trách nhiệm bồi thường do hành vi gây thiệt hại cho người được bảo hiểm thì thực hiện như sau:
- Sau khi doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bồi thường, người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển cho doanh nghiệp bảo hiểm quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền mà doanh nghiệp đã bồi thường;
- Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền khấu trừ số tiền bồi thường tùy theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm nếu người được bảo hiểm từ chối chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn.
- Khi doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện quyền yêu cầu bồi hoàn đối với người thứ ba, người được bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm các tài liệu cần thiết và thông tin liên quan theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
- Doanh nghiệp bảo hiểm không được yêu cầu cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được bảo hiểm bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã trả cho người được bảo hiểm, trừ trường hợp những người này cố ý gây ra tổn thất.
Quyền lợi của bên mua khi tham gia bảo hiểm tài sản
Khi tham gia bảo hiểm tài sản, bên mua (người được bảo hiểm) có những quyền lợi chính sau:
Quyền được bồi thường thiệt hại:
- Khi xảy ra rủi ro được bảo hiểm, công ty bảo hiểm có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho người được bảo hiểm theo quy định trong hợp đồng bảo hiểm.
- Mức bồi thường sẽ phụ thuộc vào giá trị tài sản bị thiệt hại, phạm vi bảo hiểm và điều khoản hợp đồng.
- Người được bảo hiểm cần cung cấp đầy đủ hồ sơ chứng minh thiệt hại để được công ty bảo hiểm bồi thường.
Quyền được hỗ trợ giải quyết khiếu nại:
- Nếu người được bảo hiểm có khiếu nại về việc bồi thường thiệt hại, công ty bảo hiểm có nghĩa vụ hỗ trợ giải quyết khiếu nại một cách khách quan, công bằng và theo quy định của pháp luật.
- Người được bảo hiểm có quyền liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng của công ty bảo hiểm hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền để được hỗ trợ giải quyết khiếu nại.
Quyền được tư vấn:
- Công ty bảo hiểm có nghĩa vụ tư vấn cho người được bảo hiểm về các vấn đề liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, bao gồm phạm vi bảo hiểm, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, thủ tục bồi thường thiệt hại…
- Người được bảo hiểm có thể liên hệ với công ty bảo hiểm để được tư vấn bất cứ khi nào họ cần.
Quyền được thay đổi hợp đồng bảo hiểm:
- Người được bảo hiểm có quyền thay đổi hợp đồng bảo hiểm trong một số trường hợp nhất định, ví dụ như thay đổi địa chỉ nhà ở, thay đổi chủ sở hữu tài sản, thay đổi phạm vi bảo hiểm…
- Tuy nhiên, người được bảo hiểm cần tuân thủ các quy định của công ty bảo hiểm về việc thay đổi hợp đồng.
Quyền chấm dứt hợp đồng bảo hiểm:
- Người được bảo hiểm có quyền chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trước thời hạn quy định trong hợp đồng.
- Tuy nhiên, người được bảo hiểm có thể phải chịu phí phạt khi chấm dứt hợp đồng trước hạn.
Một số lưu ý đó là:
- Quyền lợi của bên mua bảo hiểm tài sản có thể thay đổi tùy theo từng công ty bảo hiểm và loại hình bảo hiểm cụ thể.
- Người mua bảo hiểm nên đọc kỹ hợp đồng bảo hiểm trước khi ký để hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
Có nên mua bảo hiểm tài sản không?
Câu trả lời hoàn toàn là CÓ. Trong thời thế khi đất nước – xã hội ngày càng phát triển và đi cùng với đó là sự gia tăng về rủi ro trong cuộc sống có thể xảy ra với tài sản của bạn bất kì lúc nào, việc mua bảo hiểm tài sản là vô cùng cần thiết. Không chỉ giúp bảo vệ các tài sản giá trị của bạn trước những sự kiện có thể xảy ra như: hư hỏng do cháy, nổ, bị trộm cắp… thì bảo hiểm tài sản còn bảo vệ chủ sở hữu tài sản trước việc phải tự bỏ tiền túi của mình để sửa chữa hay mua mới tài sản với chi phí mới và cao.
Tổng kết
Như vậy, ở bài viết trên, Baohiemmy đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về bảo hiểm tài sản và mọi thông tin về bảo hiểm tài sản mà các bạn cần biết về loại hình này.
Baohiemmy tự hào khi là một trong những đối tác lớn của các công ty bảo hiểm hàng đầu thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Chúng tôi chuyên thiết kế và cung cấp các loại hình bảo hiểm đa dạng để đáp ứng mọi nhu cầu được bảo vệ của bạn. Bất kể bạn đang tìm kiếm bảo hiểm gì, chúng tôi đều có.
Các bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0582244567 hoặc Email: cskh.liberty@gmail.com để được tư vấn và thiết kế sản phẩm bảo hiểm tối ưu nhất cùng với chi phí tiết kiệm nhất nhé.
Bạn có thể tham khảo: